Contents
- 1 Những người chơi cá luôn gặp phải vấn đề đau đầu với tình trạng nước hồ, nước bể bị đục, kể cả những người chơi chuyên nghiệp cũng mắc phải tình trạng này. Nước bể đục không chỉ làm mất thẩm mỹ mà chúng còn ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống của cá trong bể. Vậy cách làm nước trong hồ cá không bị đục như thế nào?
- 2 Tại sao nên xử lý nước hồ cá thường xuyên?
- 3 Những nguyên nhân nào làm bể cá bị đục?
- 4 Làm thế nào để nước trong hồ cá không bị đục?
Những người chơi cá luôn gặp phải vấn đề đau đầu với tình trạng nước hồ, nước bể bị đục, kể cả những người chơi chuyên nghiệp cũng mắc phải tình trạng này. Nước bể đục không chỉ làm mất thẩm mỹ mà chúng còn ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống của cá trong bể. Vậy cách làm nước trong hồ cá không bị đục như thế nào?
Tại sao nên xử lý nước hồ cá thường xuyên?
Bể cá cảnh là một vật để trang trí trong nhà, có tác dụng phong thủy rất tốt. Một số người còn xem nó là thú vui để thư giãn và giải trí. Vì vậy một bể cá trong vắt thường sẽ bắt mắt và sang trọng hơn.
Tuy nhiên một bể cá hoàn toàn trong vắt cũng không quá tốt với cá, chúng chỉ tốt khi trong nước còn đầy đủ khoáng chất, không ô nhiễm, an toàn và lành tính với vật nuôi. Vì vậy vệ sinh nước trong bể định kỳ và đúng cách sẽ đảm bảo được sức khỏe của cá sống trong bể. Khi có nguồn nước sạch, cá trong bể sẽ khỏe mạnh hơn và nâng cao tính thẩm mỹ của bể nuôi cá cảnh.
Những nguyên nhân nào làm bể cá bị đục?
Bạn đã biết nước bể cá cần phải thay đổi thường xuyên, nhưng bạn đã biết nguyên nhân gì khiến nước trong bể cá của bạn bị vẩn đục chưa? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số nguyên nhân khiến bạn phải làm sạch bể cá thường xuyên nhé!
Thức ăn dư thừa nhiều
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nước bể cá bị đục nhưng nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là do thức ăn cho cá dư thừa nhiều. Theo thống kê thì cá cảnh chỉ thường tiêu thụ từ 45–50% lượng thức ăn được cho vào trong hồ.
Phần thức ăn thừa sẽ rơi xuống đáy hồ hoặc lơ lửng làm nguồn thức ăn cho vi sinh vật. Phần thức ăn thừa này rất dễ gây đục hồ cá cũng như tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh cho cá.
Khi được dọn dẹp, các vi sinh vật sẽ không còn nguồn dinh dưỡng và sẽ bị tiêu diệt, từ đó nâng cao sức khỏe của cá trong bể.
Phân thải của cá nhiều
Chất thải của cá như phân thải, nước tiểu, dịch nhờn của cá … sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiếp theo cho bể cá. Các loại chất thải bị thải ra quá nhiều mà không được xử lý kịp thời thì sẽ làm vẩn đục hồ cá của bạn.
Chất lượng nước thay kém
Nước cung cấp cho bể cá thường lấy từ các nguồn như nước máy, nước giếng, nước mưa, nước ao hồ, sông suối,… Nếu những nguồn nước này không được xử lý cẩn thận và đúng cách thì nước bể sẽ rất nhanh bị đục và có thể tồn tại những mầm bệnh gây hại trực tiếp đến sức khỏe của cá trong bể.
Chưa lau chùi, vệ sinh bể nuôi kỹ càng
Bể nuôi cá cảnh thường được làm bằng kính, khi lau chùi bể cá không sạch thì nhìn từ bên ngoài nước bể sẽ không trong vắt. Nếu như bể không được sạch sẽ thì công sức lọc nước và làm sạch của bạn cũng bằng không. Vì vậy khi cần lau chùi, vệ sinh bể cá, bạn cần sử dụng những dụng cụ lau chùi chuyên dụng để làm sạch bể một cách sạch sẽ nhất.
Hệ thống lọc kém hoặc không có hệ thống lọc
Những bể cá không có hệ thống lọc hoặc hệ thống lọc kém thường có chất lượng nước kém hơn bình thường, nước sẽ không trong vắt mà đôi khi còn có nhiều tảo, nấm hay rong rêu làm đục nước hồ cá.
Những dụng cụ lọc nước có thể làm sạch một phần nước những về lâu dài nước trong hồ vẫn bị đục. Vì vậy, bạn nên chọn một hệ thống lọc chuyên nghiệp để loại bỏ hết chất bẩn, làm nước trong hồ trong vắt mà vẫn giữ lại được những dưỡng chất cần thiết cho cá sinh trưởng.
Tảo, rêu, nấm độc, phát triển
Khi có đủ điều kiện thuận lợi như ánh sáng, độ ẩm và chất dinh dưỡng, các loại tảo rêu trong bể sẽ phát triển rất nhanh. Chúng sẽ lợi dụng lượng thức ăn dư thừa và chất thải của cá làm nguồn dinh dưỡng phát triển. Các loại tảo, rêu phát triển càng mạnh thì nước trong bể càng đục nhanh. Bạn cần chú ý đến yếu tố này để làm hồ cá không bị đục nữa.
Thay nước không đúng cách
Thay nước thường xuyên là một chuyện, nhưng thay nước đã đúng cách hay chưa lại là một chuyện khác. Khi thay nước bạn chỉ nên thay 1/3 lượng nước thay vì thay toàn bộ lượng nước trong hồ. Điều này sẽ giúp cá trong hồ không bị sốc và chất lượng nước cũng như môi trường sống của cá cũng được ổn định hơn.
Hệ vi sinh hồ cá kém phát triển
Đây là một trong những hậu quả của việc thức ăn dư thừa và chất thải của cá có quá nhiều. Lúc này hệ vi sinh trong hồ sẽ kém phát triển, không còn đủ khả năng để xử lý các loại chất thải gây ra hiện tượng đục nước hồ.
Mật độ cá cảnh cao
Mật độ cá cảnh quá nhiều cũng là nguyên nhân gây đục nước hồ. Không chỉ là lượng chất thải khổng lồ mà nước hồ phải chứa đựng mà sự di chuyển của quá nhiều cá trong hồ sẽ làm khuấy đục các bùn đất dưới đáy. Do đó, từ ngoài nhìn vào nước hồ luôn bị đục và không được sạch sẽ.
Làm thế nào để nước trong hồ cá không bị đục?
Làm sạch nước trong hồ là cả một quá trình dài và thường xuyên, đôi khi một biện pháp không thể xử lý được mà chúng ta phải kết hợp nhiều biện pháp lại với nhau thì nước mới đạt chất lượng tốt và giữ chất lượng trong một thời gian dài. Sau đây là một số cách mà những người nuôi cá chuyên nghiệp chia sẻ giúp giữ nước trong hồ cá không bị đục mà bạn có thể tham khảo.
Cho lượng thức ăn vừa đủ
Cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ sẽ tránh dư thừa thức ăn gây hiện tượng phù dưỡng trong bể nuôi. Từ đó bể nuôi cá sẽ không bị đục nữa và chất lượng nước trong hồ đảm bảo tốt nhất. Để tính được lượng thức ăn cần thiết cho cá cảnh bạn cần dựa trên các yếu tố như nhu cầu của cá, độ tuổi của cá, loại cá cảnh, lượng cá nuôi trong hồ, điều kiện thời tiết,…
Nuôi hệ thực vật thủy sinh
Hồ cá nên có một hệ thực vật thủy sinh vì chúng giúp lấy đi lượng thức ăn dư thừa và phân thải của cá. Chúng sẽ sử dụng nó làm nguồn dinh dưỡng phát triển. Đồng thời hệ thực vật sẽ giúp cung cấp thêm lượng oxy hòa tan vào nước hồ để cá trong bể có thể khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
Sử dụng bộ lọc nước
Như đã nói ở trên, một hệ thống lọc nước sẽ giúp nước hồ trở nên sạch sẽ hơn, bạn sẽ không tốn quá nhiều công sức để dọn hồ và chất lượng nước trong hồ sẽ được duy trì trong một thời gian dài. Khi có một hệ thống lọc nước, các chất dơ bẩn mà cá thải ra hàng ngày và thức ăn dư thừa được máy lọc rút bớt một cách nhanh chóng.
Thay nước cho bể cá
Thay nước cho bể cá cảnh đúng cách sẽ làm nước hồ cá trong xanh hơn. Tuy nhiên bạn không nên thay nước quá thường xuyên như ngày nào cũng thay. Thời gian thay nước sẽ phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm của nước trong hồ.
Nhưng thời gian tối đa để thay nước trong hồ cá là từ 2–3 tháng, qua giới hạn này chất lượng nước trong hồ sẽ làm cá của bạn yếu đi rất nhiều đấy. Vì vậy bạn không nên để nước trong hồ thật bẩn mới thay, chúng sẽ vô tình làm hại sức khỏe của cá nuôi trong hồ.
Cấy thêm vi sinh vật hữu ích cho bể cá
Hệ vi sinh vật hữu ích có vai trò rất quan trọng trong phân hủy thức ăn dư thừa, phân thải trong bể cá, vì đây chính là nguồn thức ăn của vi sinh hữu ích.
Một số vi sinh vật còn có khả năng hấp thụ và phân hủy khí độc trong bể cá như NH3, H2S,… Một số sinh vật khác lại giúp cá tiêu hóa tốt, khỏe mạnh, đồng thời ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh có trong hồ cá.
Dùng ống xi phông hút phân thải và thức ăn dư thừa
Nếu không thể làm sạch bể thường xuyên bạn có thể dùng ống xiphong rà khắp đáy hồ để tìm và hút ra ngoài những chất bẩn. Bạn cũng có thể kết hợp cách này trong thời gian chờ thay nước cho hồ cá. Nước hồ sẽ luôn trong sạch và không bị vẩn đục.
Chọn vị trí để bể cá cảnh
Vị trí đặt hồ cá cũng là yếu tố bạn cần cân nhắc vì những loại tảo, rêu,.. sẽ phát triển rất nhanh nếu được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì chúng sẽ phát triển rất nhanh. Vì vậy bạn nên lựa chọn những vị trí trong nhà, không có ánh nắng trực tiếp thì nước hồ có thể trong lâu hơn.
Không nuôi mật độ cá cảnh quá cao
Dựa trên kích thước của hồ để lựa chọn số lượng cá cho phù hợp, mật độ cá quá cao sẽ là giảm bớt không gian sống, tăng lượng thức ăn dư thừa và phân thải làm cho nước hồ nhanh đục hơn.
Lượng oxy trong bể cá cảnh sẽ thiếu trầm trọng, dấu hiệu là cá thường ngớp lên mặt nước để lấy oxy và yếu sức. Khi nhận thấy những dấu hiệu này thì bạn cần giảm bớt lượng cá trong hồ ngay.
Nuôi cá dọn bể
Cá dọn bể hay còn gọi là cá lau kiếng, đây là loại cá có khả năng làm sạch các bề mặt bể, đồng thời chúng còn ăn rong, rêu và thức ăn dư thừa nên hạn chế được tình trạng ô nhiễm cho nguồn nước. Cá dọn bể cũng là một loại cá cảnh rất đẹp, bạn nên kết hợp loại cá này vào trong hồ nước của mình.
Thực hiện đúng những cách làm nước trong hồ cá không bị đục trên chắc chắn sẽ giúp bạn có một hồ cá trong veo như mong muốn.